Saturday, February 27, 2016

Dinh dưỡng có thể phòng chống và ngăn ngừa cận thị l Cận thị nên ăn gì?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT ĐÔI MẮT SÁNG KHỎE?
Ai cũng mong muốn có một đôi mắt sáng khỏe, tránh được các tật khúc xạ cận thị, loạn thị, viễn thị... và các bệnh về mắt, các mẹ nên bổ sung đầy đủ protein, các nguyên tố vi lượng và vitamin cho gia đình của mình.
                Cho dù là protein, nguyên tố vi lượng hay là vitamin, thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào đều có gây ra chứng cận thị hoặc khiến mức độ cận thị gia tăng. Trong các bữa ăn hàng ngày, thịt, trứng chứa một lượng lớn protein nhưng lượng vitamin lại khá ít; trong gan, rau xanh và hoa quả rất giàu vitamin nhưng lượng protein không đủ.

                 Vì vậy, để thị lực được khỏe mạnh, phòng cận thị, ngăn ngừa sự phát triển của cận thị, chúng ta nên hình thành thói quen ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau quả tươi, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, ít ăn kẹo...
1. PROTEIN
Protein là cơ sở để phát triển thị lực. Chức năng bình thường của mắt và sự đổi mới tế bào không thể rời xa protein. Thiếu protein trong thời gian dài sẽ khiến thị lực giảm sút, dẫn tới các bệnh về mắt.




2. VITAMIN A

Vitamin A đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự trao đổi chất của mắt, nó giúp duy trì cấu trúc bình thường và chức năng sinh lý của tế bào nâng đỡ, đồng thời  còn là thành phần chính tổng hợp chất phytochrome. Thiếu vitamin A có thể khiến nồng độ rhodopsin ở võng mạc giảm, khả năng thích ứng với bóng tối giảm theo.


3.  VITAMIN B

Vitamin B có thể đảm bảo sự trao đổi chất bình thường của võng mạc và giác mạc, là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác. Khi cơ thể không nạp đủ vitamin B, mắt sẽ dễ mắc các triệu chứng như mỏi mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ và co giật cơ mắt...

Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường Vitamin B
4. VITAMIN C
Vitamin C là chất quan trọng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin C có thể khiến giác mạc đục mờ là loét giác mạc, từ đó dẫn tới dễ nhiễm trùng giác mạc, thậm chí còn khiến thần kinh thị giác và võng mạc bị viêm.
Thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của nhãn cầu dễ gây ra cận thị, suy giảm thị lực.

5. KẼM
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là trung tâm hoạt động của nhiều enzym. Hàm lượng kẽm trong mắt người tương đối cao. Trong đó màng mắt, võng mạc mắt cần hàm lượng kẽm cao nhất. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưỡng thị lực và năng lực thích ứng.
Các thực phẩm giàu chất kẽm




Tuesday, February 16, 2016

THỰC PHẨM CÓ LỢI CHO NGƯỜI CẬN THỊ l CẬN THỊ NÊN ĂN GÌ?

Cận thị hiện nay khá phổ biến trong lớp trẻ nhất là ở lứa tuổi học trò

Có nhiều nguyên nhân gây nên cận thị như ngồi học hay ngồi làm việc không đúng tư thế, đọc sách nhiều trong tình trạng không đủ ánh sáng hoặc dùng các loại đèn cho ánh sáng không thích hợp.
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân trên, vấn đề ăn uống không thích hợp cũng góp phần đưa đến cận thị. Ít người biết rằng bệnh cận thị của đôi mắt lại có liên quan đến dinh dưỡng.
Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống
Theo kết quả nghiên cứu trên tóc của những người cận thị thì họ đều thiếu 2 nguyên tố chính là crôm và canxi. Hai chất này ảnh hưởng đến sự điều tiết áp lực của mắt, là nguyên nhân gây ra bệnh cận thị.
Ăn quá nhiều đường sẽ khiến cho độ đàn hồi của các tổ chức mắt giảm sút Ảnh: INTERNET
Ăn quá nhiều đường sẽ khiến cho độ đàn hồi của các tổ chức mắt giảm sút Ảnh: INTERNET
Áp lực trong mắt nếu duy trì ở trạng thái bình thường thì không xảy ra cận thị. Một loại khoáng chất ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của đôi mắt nữa là selen. Selen góp phần tạo nên võng mạc mắt. Thiếu nguyên tố này, mắt sẽ phản ứng chậm, khó nhìn những vật nhỏ cần sự tinh tường. Ngoài các loại khoáng chất, vitamin A, vitamin B2 chính là những chất bổ của đôi mắt. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến cận thị lại là khá bất ngờ. Đó chính là do ăn quá nhiều đường. Bản thân đường khiến cho độ đàn hồi của các tổ chức mắt giảm sút. Đường cũng làm giảm lượng dự trữ crôm khiến cho trục mắt có thể dài ra. Ngoài ra, ăn nhiều đường còn làm lượng đường trong máu gia tăng, làm biến đổi áp suất thẩm thấu của thủy tinh thể, phát sinh tật cận thị. Sự gia tăng lượng đường trong máu còn làm biến đổi độ axít của máu, ảnh hưởng tới độ hấp thụ canxi. Vì vậy, hãy chăm sóc bản thân và các thành viên trong gia đình bằng những bữa ăn hằng ngày.
Những loại thức ăn phù hợp với hoàn cảnh, tính chất của từng người
Thức ăn chứa nhiều vitamin A: Khi cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng “quáng gà”, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối, đèn mờ, thiếu ánh sáng... Như vậy sẽ làm cho những tế bào mô tuyến lệ bị tổn hại dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá...
Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và riaxin (niacin): Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng... Nếu thiếu niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác... Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt.
Thực phẩm chứa nhiều Vitamin B2: Vitamin B2 bảo đảm cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hóa được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể (nhân mắt)... Vitamin B2 có nhiều trong nội tạng động vật như cừu, thịt nạc, sữa bò, trứng các loại, các loại đậu và rau lá xanh...
Thức ăn chứa nhiều crôm: Khi cơ thể thiếu crôm, sẽ có mối liên quan đến sự hình thành chứng cận thị, vì thiếu crôm sẽ kích thích làm nhân mắt lồi ra, dễ gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crôm là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại...
Thức ăn chứa nhiều kẽm: Trong võng mạc mắt của người có chứa hàm lượng kẽm cao nhất, ngay cả ở mi mắt, hàm lượng kẽm cũng tương đối nhiều. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Các thức ăn chứa nhiều kẽm hơn cả là sò biển, cá trích, gan, trứng...
Thực phẩm chứa nhiều canxi: Canxi có liên quan tới nhãn cầu, nếu thiếu canxi dễ dẫn đến sụt giảm khả năng đàn hồi của củng mạc, làm cho nhãn cầu bị giãn và phát triển thành cận thị. Những thức ăn chứa nhiều canxi có trong tôm, cua, moi biển, rau câu, tương, vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng và các loại cá...
Các loại thức ăn kiềm tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ăn nhiều thức ăn có tính axít thì bệnh cận thị dễ xảy ra. Do vậy, các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều thức ăn kiềm tính để duy trì sự cân bằng giữa base và axít. Thức ăn kiềm tính có trong rau xanh, hoa quả, đậu các loại.
Nguồn: dantri.com.vn

Tuesday, February 2, 2016

CHỮA VÀ PHÒNG CẬN THỊ NHỜ NHỮNG THỰC PHẨM THIẾT YẾU HÀNG NGÀY

Chúng ta vẫn thường quan niệm cận thị chủ yếu có nguyên nhân từ việc sử dụng máy tính, tivi quá nhiều. Tuy nhiên, thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng cũng góp phần không nhỏ làm thị lực giảm sút, khiến mắt cận ngày càng tăng độ đấy!
Thực đơn trong 3 ngày để các mẹ thiết kế bữa ăn ngon mà lại tốt cho mắt cho cả gia đình thưởng thức. 
                  XEM THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG CẬN THỊ TỰ NHIÊN KHÁC

Đeo kính OAN vì cận thị giả

Như ở loạt bài trước các mẹ đã biết hiện tượng cận thị giả hoàn toàn do việc chế độ sinh hoạt không ổn định khiến mắt con có biểu hiện thị lực kém, mắt mờ và nhiều người lầm tưởng đó là cận thị nhưng điều này đã vô tình khiến “giả” thành “thật” vậy làm sao để tránh tình trạng này. Mời các bạn độc giả cũng đón đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về “thật” “giả” lẫn lộn
Nhận thấy các dấu hiệu như mắt nhìn mờ, mắt bị nhức mỏi, đeo thử kính cận của người khác thấy rõ mồn một, một số người vội vàng tới tiệm kính thuốc đo độ, cắt kính cận vì chắc mười mươi nghĩ rằng bị cận thị. Thế nhưng, nhiều người “mất tiền mua lo” vì có thể những dấu hiệu trên chỉ là biểu hiện của hiện tượng bị cận thị “giả”
Nghe con trai nói dạo này mắt con nhìn không rõ, nhất là khi xem tivi, đọc sách, đọc chữ viết trên bảng, chị Nguyễn Thị Hiền, ở E3 đường Ngô Quyền, phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu liền đưa con tới một tiệm kính thuốc trên đường Bacu để đo mắt. Kết quả, mắt trái cận 1,5 và mắt phải cận 2 đi-ốp. Được các kỹ thuật viên tư vấn nên cắt kính cho con đeo ngay kẻo tăng độ, chị Hiền đã mua cho con chiếc kính cận có giá 1 triệu đồng. Thế nhưng, mấy hôm sau, chị Hiền lại thấy con trai kêu hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn mờ mờ, đi lại có cảm giác mất thăng bằng. Chị Hiền đưa con quay lại tiệm kính thuốc trên thì các kỹ thuật viên nói đó là hiện tượng rất bình thường trong thời gian đầu của người mới đeo kính cận. Nhưng vài ngày sau, các hiện tượng trên vẫn không hề giảm. Lo lắng, chị Hiền đưa con đi khám tại Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh. Sau khi khám và đo mắt, chị Hiền bất ngờ khi biết con mình không bị cận thị. Những biểu hiện lúc đầu chỉ là hiện tượng của cận thị “giả”. Theo bác sĩ, rất may, chị Hiền đưa con đi khám kịp thời, nếu không, đeo kính một thời gian con chị có thể bị cận thị thật.

Một trường hợp khác, anh Nguyễn Văn Lượng, ở đường Bắc Sơn, phường 11 (TP.Vũng Tàu) thấy thị lực giảm sút, nhìn vào vật gì cũng không rõ ràng, thử đeo kính cận của bạn thấy sáng hẳn, anh Lượng cũng vội đi cắt kính cận. Một thời gian ngắn sau, anh Lượng thấy mỗi khi tháo kính ra, mắt anh nhìn rõ hơn và không bị nhức như lúc đeo kính. Nghi ngờ, anh Lượng đi kiểm tra lại và được bác sĩ kết luận mắt anh không hề bị cận thị.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khá nhiều người đo mắt được kết luận cận thị nhưng khi tới khám tại các bệnh viện mắt lại cho kết quả mắt bình thường. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh cho biết, những trường hợp bị cận thị giả như trên không phải là hiếm gặp, nhất là ở trẻ em, tỷ lệ này khoảng 20%. Như trường hợp con trai chị Hiền, có thể do cháu xem ti vi, chơi game nhiều nên mắt bị mệt mỏi dẫn tới bị cận thị “giả”. Còn ở người lớn, hiện tượng này thường ít xảy ra nhưng khi làm việc nhiều trên máy vi tính, mắt bị mệt mỏi trong một thời gian liên tục cũng dễ xảy ra các hiện tượng rất giống cận thị. Đối với các hiện tượng này, chỉ cần cho mắt thư giãn bằng cách chơi thể thao, ăn uống đầy đủ một thời gian sau sẽ hết. Và điều quan trọng là khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý về mắt thì nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để khám. Hoặc nên tới các cửa hàng bán kính thuốc có uy tín, nơi có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo khá cơ bản về nghiệp vụ.
Anh Hồ Vinh, kỹ thuật viên cửa hàng mắt kính Sài Gòn, ở số 55 đường Trần Hưng Đạo, TP.Vũng Tàu cho biết: “Việc phân biệt cận thị thực sự hay cận thị giả không quá khó. Ngoài việc cắt kính theo đơn bác sĩ, thì đối với những khách hàng tới đo mắt, cắt kính, các kỹ thuật viên cần nhỏ thuốc liệt điều tiết. Đây là việc bắt buộc khi đo mắt. Nếu mắt trở lại bình thường thì đây chỉ là cận thị giả, không cần đeo kính”. Nguyên tắc là thế, nhưng một số cửa hàng kính thuốc đã bỏ qua, không thực hiện công đoạn này, nên đo mắt, thấy cận là cho khách hàng cắt kính. Điều này dẫn tới nhiều người đeo kính “oan”, mất một số tiền mua kính.